K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Trong kho tàng ca dao, tục ngữ dân gian Việt Nam có rất nhiều bài hay thể hiện tình cảm của người nông dân một nắng hai sương trên đồng. Thể hiện những tâm tư, tình cảm của người nông chân thật thà, chất phác. Mỗi bài ca dao đều gợi lên trong lòng người đọc những cảm xúc khác nhau.
Bài ca dao “Đi cấy” thể hiện tâm tư tình cảm của người nông dân trong cảnh nông vụ, phải lo toan nhiều chuyện, khi thời tiết không ủng hộ.
Người ta đi cấy lấy công
Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề
Trông trời trông đất trông mây
Trông mưa trông nắng trông ngày trông đêm
Trông cho chân cứng đá mềm
Trời yên biển lặng mới yên tấm lòng
Thông qua bài ca dao này nói lên nguyện vọng của người nông dân mong cho mưa thuận gió hòa để công việc nhà nông được thuận lợi, vụ mùa bội thu, người nông dân đỡ nhọc nhằn vất vả.
Trong câu đầu tiên của bài ca dao đã thể hiện sự lo lắng của người nông dân khi mùa cấy lúa đang tới gần.
Người ta đi cấy lấy công
Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề
Người ta chỉ những người đi làm thuê, cấy lúa cho xong nhiệm vụ rồi lấy tiền công về không phải lo lắng gì nhiều việc cây lúa sau khi được cấy xuống ruộng có bị khô hạn, hay ngập úng nước hay không. Người nông dân trong bài ca dao là một người đi “cấy” cho chính mảnh ruộng của mình. Họ lo lắng trăm bề, sợ cây lúa sau khi trồng xuống không thể phát triển được mà chết đi thì công sức của họ sẽ bị mất trắng. 
18 tháng 2 2021

KO

ĐƯA

NHỮNG

CÂU

HỎI

LINH

TINH

LÊN\

DIỄN

ĐÀN

Tham khảo:
    Nhân vật Dế Mèn trong văn bản Bài học đường đời đầu tiên của nhà văn Tô Hoài là nhân vật để lại trong bạn đọc nhiều suy ngẫm. Thật vậy, Dế Mèn được xây dựng trong truyện là một chàng dế khỏe mạnh và cường tráng. Dế Mèn có vẻ đẹp về hình thể, được thể hiện qua đôi càng mẫm bóng, thân hình rắn rỏi ra dáng con nhà võ. Hơn nữa, việc sống tự lập từ sớm đã làm cho Dế Mèn có khả năng xây dựng và sinh sống riêng. Cậu không chỉ có vẻ đẹp về hình thể mà còn mang trong mình khí chất, bản lĩnh của một chàng Dế khỏe mạnh và cường tráng. Tuy nhiên, từ nhân vật Dế Mèn, bạn đọc lại ngẫm ra được một số bài học. Đó là những bài học về đạo đức làm người mà Dế Mèn chưa có. Thứ nhất, cậu coi khinh người bạn Dế Choắt của mình. Trong truyện, Mèn đã chê Choắt là hôi như chuột rồi còn không cho Choắt đào hang sang nhà mình nữa. Dế Mèn luôn giữ thái độ khinh thường Choắt, không coi Choắt ngang hàng với mình. Thứ hai, Dế Mèn trêu chị Cốc nhưng lại không nhận lỗi và kết cục là dẫn đến cái chết của Dế Choắt. Nguyên nhân là do Mèn hung hăng, tự cao trêu chọc chị Cốc nhưng lại nhát gan không dám nhận lỗi mà ba chân bốn cẳng chuồn trước. Và rồi, người lĩnh hậu quả là Choắt tội nghiệp. Cuối cùng, Mèn đã nhận được bài học thấm thía sâu sắc về thái độ sống khiêm nhường ở đời. Tóm lại, Dế Mèn là nhân vật được xây dựng thành công có vẻ đẹp hình thể nhưng thái độ sống thì còn kiêu căng, hống hách.

Loigiaihay.com



 

2 tháng 10 2019

Hình ảnh quê hương đất nước in dấu đậm đà trong ca dao, dân ca. Đọc ca dao, dân ca, ta cảm thấy tâm hồn nhân dân ôm trọn bóng hình quê hương đất nước. Mỗi vùng quê có một cách nói riêng, cảm nhận riêng về sự giàu đẹp của nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Đọc những bài ca ấy, chúng ta như vừa được đi tham quan một số danh lam thắng cảnh đặc sắc của đất nước từ Bắc vào Nam.

Với nhân dân ta, quê hương là nơi quê cha đất mẹ, là cái nôi thân thiết, yêu thương. Quê hương là mái nhà, luỹ tre, cái ao tắm mát, là sân đình, cây đa, giếng nước, con đò, là cánh đồng xanh, con cò trắng, cánh diều biếc tuổi thơ. Đất nước với quê hương chỉ là một, là cơ đồ ông cha để lại, là núi sông hùng vĩ thiêng liêng. Quê hương đất nước được nói đến trong ca dao, dân ca đã thể hiện biết bao tình cảm yêu thương, tự hào của nhân dân ta từ bao đời nay.

Đất nước ta nơi nào cũng đẹp. Cảnh trí non sông như gấm như hoa; sản phẩm phong phú, con người cần cù, thông minh sáng tạo đã xây dựng quê hương đất nước ngày thêm giàu đẹp.

Lên ải Bắc đến thăm Chi Lăng, núi trập trùng cao vút tầng mây, nơi Liễu Thăng bỏ mạng. Ta đến thăm thành Lạng, soi mình xuống dòng sông xanh Tam Cờ, thăm chùa Tam Thanh, đến với nàng Tô Thị trong huyền thoại:

Ai ai, đứng lại mà trông

Kia núi Thành Lạng, kìa sông Tam Cờ

Đồng Đăng có phố Kì Lừa

Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh

Hai tiếng ai ơi mời gọi vang lên. Chữ "kìa", chữ "có" được nhấn đi nhấn lại biểu thị niềm tự hào của bà con xứ Lạng đang say sưa ngắm nhìn và đưa tay chỉ về từng ngọn núi, con sông, ngôi chùa, dấu tích của bức thành cố...


 

2 tháng 10 2019

"Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người."

Vâng, quê hương chính là nơi chôn rau cắt rốn của ta, là nơi cho ta cội nguồn, gốc rễ bền chặt. Từ ngày xưa, tình yêu quê hương đất nước luôn là nguồn mạch quán thông kim cổ, đông tây. Là mạch nguồn nuôi dưỡng tâm hồn trí óc ta gắn với truyền thống tự hào, tinh thần tự tôn của dân tộc.

Tình yêu quê hương đất nước là một khái niệm, phạm trù rộng lớn và có nhiều ý nghĩa khác nhau. Tình yêu quê hương đất nước trước hết xuất phát từ tình cảm yêu gia đình, nhà cửa, xóm làng. Nói như Ê-ren-bua: lòng yêu nhà, yêu làng xóm trở nên tình yêu tổ quốc. Chính xuất phát từ những điều giản dị, bình dị ấy, lòng yêu nước của ta càng được bồi đắp hơn. Tình yêu quê hương từ thuở xa xưa, trong những câu ca dao như tấm gương phản chiếu tâm hồn dân tộc là tinh thần tự hào, tự tôn về vẻ đẹp và cảnh trí non sông, đến thơ ca trung đại tình yêu nước gắn liền với quan niệm trung quân ái quốc, vậy nên trong các bài thơ việc nói chỉ tỏ lòng của bậc tao nhân mặc khách với mong muốn xoay trục đất, khin bang tế thế cũng chính là biểu hiện cao nhất của con người đạo nghĩa lúc bấy giờ. Đến thời hiện đại, văn học lãng mạn thì yêu nước là yêu lí tưởng, yêu cách mạng, yêu Đảng. Niềm vui tươi, phấn khởi của người chiến sĩ cách mạng khi được giác ngộ ánh sáng cách mạng đảng trong "Từ ấy" chính là minh chứng sâu sắc cho điều ấy:

"Từ ấy trong tôi bừng nằng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim."

Tình yêu nước, yêu quê hương là cội nguồn, gốc rễ bền chặt cho sự phát triển bền vững của ta. Nếu chỉ sống bằng những giá trị tức thời, những ham muốn của bản thân mà không khắc cốt ghi tam cội nguồn, đạo lí truyền thống dân tộc thì sớm muộn sự phát triển của ta cũng sẽ như cây cao bị trơ rễ, bật gốc dù chỉ là một cơn gió nhẹ. Lòng yêu quê hương, đất nước làm nên bản sắc trong đời sống tinh cảm của cá nhân, giúp ta không trở nên ích kỉ vì biết gắn liền với cộng đồng, biết hòa nhập và đắm mình với những đạo lí truyền thống ngàn đời của dân tộc.

Tình yêu quê hương đất nước nói cách khác chính là lòng căm thù giặc khi đất nước bị xâm lăng, khi tổ quốc gặp gian nguy. Trong "Hịch tướng sĩ', Trần Quốc Tuấn từng bày tỏ lòng căm thù giặc sâu sắc khi chứng kiến đất nước bị giày xéo dưới gót dày quân thù: "ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, lòng đau như cắt, nước mắt đầm đìa chỉ căm thức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù." Đủ để thấy, tình yêu quê hương đất nước từ ngàn xưa đã trở thành một thứ vũ khí lợi hại, là đợt sóng ngầm nhấn chìm lũ bán nước và lũ cướp nước. Tình yêu nước cũng chính là lòng tự hào, tự tôn dân tộc trước cảnh trí non sông, trước vẻ đẹp của núi sông, cũng chính là khát vọng muốn giữ gìn và bảo tồn bản sắc văn hóa của dân tộc.

Thật đáng buồn khi ngày nay, nhiều người sống một cách vô nghĩa lí khi đảo lộn những chân giá trị dân tộc. Họ quên đi cội nguồn, thay vì sống theo đạo lí 'uống nước nhớ nguồn", ăn cây táo rào cây sung. Những cá nhân như thế sớm muộn cũng sẽ bị đào thải, cô đơn lạc lõng giữa tình đồng loại, giữa nhân quần rộng lớn.

Trong thời buổi đất nước đang phát triển, hướng đến xây dựng một xã hội văn minh, công bằng và hạnh phúc thì với tư cách là những người trẻ, chúng ta cần chuẩn bị hành trang vững chắc và rèn luyện bản lĩnh cho cá nhân để đáp ứng những nhu cầu và đòi hỏi của ân tộc. Đó cũng chính là biểu hiện kín đáo và sâu sắc của lòng yêu nước.

26 tháng 11 2021

tạo acc clone tư k cx đc mà??

24 tháng 9 2020

Mỗi sáng sớm ông bà nội em vẫn thường ra công viên tập thể dục để thư giãn đầu óc cũng như xương cốt. Hôm đó em cũng dậy thật sớm và cùng ông bà ra công viên. Không khí buổi sáng ở công viên thật trong lành và mát dịu. Nó khiến cho tâm trạng của con người trở nên nhẹ nhàng và an lành hơn.

Buổi sáng là khoảnh khắc trong lành nhất để bắt đầu một ngày mới. Công viên vào buổi sáng và buổi tối là đông vui nhất. Tuy nhiên không khí hoàn toàn khác nhau. Buổi sáng luôn có cái gì đó trong lành và dịu mát.

Công viên buổi sáng sớm có những tia nắng nhẹ nhàng len lỏi qua từng tán lá ở trên cao. Nhưng chưa kịp đậu xuống mặt đất. Từng đợt gió khẽ khàng làm rung chuyển những tán cây và những cây hoa ven đường đi.

Mặt hồ buổi sáng tĩnh lặng đến lạ kì, thi thoảng mới có một vài gợn sóng lăn tăn và những đàn cá tung tăng dạo mát buổi sáng mai. Nhìn mặt hồ như vậy, lòng người cũng trở nên nhẹ nhõm và yên ả hơn bao giờ hết.

Buổi sáng, có rất nhiều người đi thể dục, đặc biệt là các cụ già thong dong bước đi bên cạnh nhau và nói chuyện rất vui vẻ. Bởi vì người già thường thức dậy sớm hơn đối với những người còn trẻ. Có thể họ bận thời gian đi làm nên buổi sáng không đi thể dục được.

Tiếng bước chân nhẹ nhàng đi bộ của nhiều người chen lẫn vào tiếng thình thịch chạy bộ của những người khác tạo nên âm thanh hỗn độn, vui tai. Những hàng cây cổ thụ trong công viên như vươn mình thức dậy đón ánh bình mình. Ở những khu vực trồng hoa, nhưng đóa hoa đang tỏa ngát hương thơm. Trên những cánh hoa còn vương lại giọt sương từ đêm hôm qua, khi nắng chiếu vào khiến nó trở nên lấp lánh và long lanh rất đẹp mắt.

Tiếng cười nói râm ran, tiếng chim hót líu lo như tạo nên một bản hợp xướng trong lành và dịu mát nhất đón chào một ngày mới. Ai cũng tràn đầy năng lượng và khí thể để chuẩn bị bước vào ngày mới.

Nắng mỗi lúc một lên cao và bầu trời như xanh hơn, công viên cũng trở nên đông đúc hơn. Và em nghe có chen lẫn tiếng còi xe inh ỏi ở ngoài phố. Có lẽ trời đã thực sự nắng thật rồi. Một ngày mới lại bắt đầu.

Em rất thích thời tiết mát lành ở công viên mỗi khi trời bừng sáng, vì nó khiến em thích thú và hài lòng.

24 tháng 9 2020

Thông thường, thời khóa biểu vào mỗi buổi sáng của em là thức dậy sớm, chuẩn bị đầy đủ trang phục, giày dép, đầu tóc và xem xét lại đồ dùng học tập mình một để sẵn sàng đến trường. Sau đó em sẽ ăn sáng và theo xe bố đến lớp. Trong tuần, ngày em yêu thích nhất là ngày chủ nhật, bởi vào chủ nhật thì em có thể ngủ nướng cho thỏa thích mà không phải dậy sớm như mọi ngày. Hôm ngày chủ nhật hôm nay rất đặc biệt, dù không phải đến trường nhưng em vẫn dậy thì rất sớm. Bởi lẽ tối hôm qua em đã hứa với mẹ là sẽ cùng mẹ dậy sớm để ra công viên tập thể dục. Vì vậy mà hôm nay, cũng bằng giờ của mọi ngày, em đã thức dậy và chuẩn bị tươm tất mọi thứ, từ quần áo thể dục đến đôi giày thể thao. Mọi thứ đều sẵn sàng cho một buổi tập thể dục đầy thú vị ở công viên.

Nhà em rất gần công viên Cầu Giấy. Từ nhà em đến công viên chỉ khoảng một trăm mét. Tuy em đã ra công viên chơi rất nhiều lần, mọi thứ ở công viên đều trở nên vô cùng thân thuộc đối với em. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên em đến công viên vào buổi sáng sớm ở đây, không khí nhộn nhịp buổi sáng này thật mới lạ, nó mang lại cho tôi rất nhiều bất ngờ. Khung cảnh thiên nhiên vào buổi sáng dường như cũng sáng hơn, rộng hơn và tươi đẹp hơn rất nhiều. Những giọt sương đêm vẫn đọng trên những tán lá, trên những đám cỏ, ánh sáng mặt trời chiếu vào làm cho nó trở lên long lanh đến lạ kì, khung cảnh buổi sáng có hơi ướt át song lại tràn đầy sức sống.

Không khí của sáng sớm cũng vô cùng trong lành, trong công viên có trồng rất nhiều cây xanh, cũng có lẽ vì vậy mà không khí thoáng đãng hơn ngoài đường phố rất nhiều. Tiết trời cũng mát mẻ, dễ chịu chứ không nóng nắng như bầu trời vào giữa trưa. Em cảm thấy vô cùng thoải mái và dễ chịu, nếu ở nhà em còn cảm thấy hơi buồn ngủ thì đi ra đến công viên em đã tỉnh hẳn ngủ, tinh thần cũng thoải mái, phấn chấn hơn rất nhiều. Điều đặc biệt nhất ở công viên Cầu Giấy buổi sáng không chỉ có sự mát mẻ của thời tiết, sự trong lành, dễ chịu của không khí mà còn bởi không khí nhộn nhịp, tấp nập ở nơi đây. Trong công viên tập trung rất nhiều người, từ già trẻ, lớn bé, trai gái, nói chung là có mọi độ tuổi.

Mọi người cùng nhau ra công viên buổi sáng để tập thể dục, rèn luyện sức khỏe cho một ngày mới. Vì khuôn viên của công viên Cầu Giấy khá rộng lớn nên mọi người có thể thoải mái lựa chọn những hình thức thể dục mà mình yêu thích, từ chạy bộ, ngồi thiền, tập dưỡng sinh, tập thái cực quyền, nâng tạ, tập erobic…. Trong đó, ở khu vực xung quanh hồ lớn, các anh chị trẻ tuổi đang chạy bộ xung quanh hồ, các anh chị mặc quần áo thể thao vô cùng khỏe khoắn, có anh còn đeo thêm tai nghe, vừa nghe và vừa chạy theo những nhịp điệu đều đều. Ở khu vực trung tâm của công viên, mà cụ thể là ở quảng trường của công viên là các cô, các bác, có cả các chị rất trẻ tuổi đang tập erobic.

Họ tập erobic theo nhạc nên khu vực trung tâm là khu vực nhộn nhịp, vui vẻ nhất. Bài tập erobic này thu hút rất nhiều các cô, các bác tham gia, đủ mọi lứa tuổi, có chị rất trẻ, có các cô, các bác khoảng bằng tuổi của mẹ em, cũng có những các bà khá lớn tuổi, mọi người cùng nhau tham gia, hòa mình vào những động tác nhịp nhàng, những giai điệu vui tươi, rộn rã nhất. Nhìn từ phía xa, những động tác đều được mọi người tập rất đồng đều, uyển chuyển. Dù là bài tập thể dục buổi sáng nhưng mọi người tham gia đều rất nhiệt tình, nghiêm túc. Nhưng trái lại với sự nghiêm túc của động tác thì thái độ của mọi người rất hào hứng, vui vẻ, trên môi ai cũng nở những nụ cười rất tươi. Nhìn vào những nụ cười ấy em cũng thấy vui theo.

Mẹ em cũng rất muốn tham gia vào bài tập thể dục tập thể này, nhưng vì công việc cũng khá bận rộn, lại phải lo cho chúng em ăn uống đến trường nên mẹ em cũng không thường xuyên ra công viên tập cùng các cô, các bác mỗi sáng được. Chỉ vào những ngày nghỉ như hôm nay thì mẹ em mới có thể ra công viên vào buổi sáng. Hôm nay, em và mẹ chỉ đi bộ vòng quanh hồ cùng mọi người, vừa đi vừa thả lỏng cơ thể và hưởng thụ không khí trong lành vào buổi sáng. Ngoài ra, trong công viên còn rất nhiều các hoạt động thể dục rèn luyện sức khỏe khác, như phía cổng vào có các bạn nhỏ đang tập võ, những động tác khỏe khoắn, đồng đều cùng những bộ võ phục màu trắng trông thật đẹp mắt.

Ngay phía bên cạnh cổng ra vào của công viên là các bà đang tập dưỡng sinh, những động tác vô cùng mềm dẻo và linh hoạt. Đặc biệt các bà còn sử dụng thêm đạo cụ, đó chính là những chiếc quạt màu đỏ, vì vậy nhìn những động tác lại càng thêm đẹp mắt, đồng đều. Phía xa xa kia là các ông đang tập thái cực quyền, những động tác chậm dãi nhưng cũng rất uyển chuyển, những động tác này giống như trong các bộ phim kiếm hiệp của Trung Quốc vậy, vô cùng thần kì và bắt mắt. Còn các chú các bác trai thì đang cố gắng nâng những quả tạ, khi nâng những thớ cơ ở tay của các bác, các chú nổi lên cuồn cuộn.

Không khí ở công viên vào buổi sáng vô cùng tuyệt vời, không chỉ thoáng đãng, trong lành mang lại cảm giác thoải mái, dễ chịu. Mà buổi sáng ở công viên cũng tấp nập, nhộn nhịp khác hẳn với những thời khắc sáng trong ngày. Mọi người ở khu vực em sinh sống đều tập trung đông đúc ở công viên và cùng nhau tập những bài tập thể dục rất vui vẻ. Như vậy, không chỉ rèn luyện sức khỏe mà ra công viên vào buổi sáng còn được hưởng thụ không khí trong lành, vui tươi, bổ sung thêm nguồn cảm hứng cho một ngày mới tốt lành.

10 tháng 10 2020

Lý Thông tôi là một người chuyên bán rượu trong làng. Nhờ vào tay nghề ủ rượu ngon, nên gần xa trong làng ai cũng biết đến. 

Một lần, tôi trong một chuyến đi xa, tôi ghé lại nghỉ chân ở quán nước. Chợt tôi thấy một chàng trai vạm vỡ, nước da bánh mật, gánh một bó củi to trên lưng. Tôi tò mò, hỏi ra mới biết đó là Thạch Sanh, một chàng trai mồ côi sống bằng nghề kiếm củi. Thấy Thạch Sanh hiền lành, khỏe mạnh lại mồ côi, tôi ngẫm nghĩ: “Thạch Sanh khỏe mạnh lại khù khờ thế này, mang nó về nhà giúp việc chắc tôi đỡ được bao nhiêu”. Vậy là tôi ngỏ ý kết nghĩa anh em với Thạch Sanh, Thạch Sanh thấy có người thương mình thì vui vẻ nhận lời. Kết nghĩa xong, tôi bèn mời Thạch Sanh về nhà ở để dễ bề lợi dụng.

Từ ngày có nó mẹ con tôi đỡ vất vả đi nhiều. Những công việc nặng nhọc trong nhà, thằng bé tranh làm hết. Hai mẹ con tôi từ đó nahfn nhã nhiều. Nhưng rồi cuộc sống không êm đềm nhưu tôi vẫn thường nghĩ. Trong vùng lúc bấy giờ chợt xuất hiện một con chằn tinh rất hung ác, phép thuật vô song, thường xuyên bắt người ăn thịt. Nó thần thông quảng đại thế nên dân làng đành bó tay, không ai có thể diệt trừ được nó. Để yên ổn, dân làng họp lại đưa ra kế sách đành tình nguyện nộp người cho nó để nó ăn thịt, không quấy phá dân làng nữa. Lệ làng phép nước, sao có thể tránh khỏi, cuối cùng cũng đến ngày tôi phải nộp mạng. Tôi về nhà, nhìn nhà cửa, nhìn mẹ già mà không khỏi đành lòng chịu chết như thế. Chợt Thạch Sanh từ núi gánh củi về, tôi chợt nghĩ ra cách là nhờ Thạch Sanh đi thay mình. Tối đó, tôi mời Thạch Sanh ăn uống no say, rồi cất lời nhờ cậy:

- Mấy nữa, anh có chuyến giao rượu xa, ngặt nỗi, làng lại cử anh đi canh miếu. Chuyến hàng này rất quan trong anh không đi không yên tâm, em có thể giúp anh đi canh miếu thay anh được không?

Thấy tôi nhờ vả, Thạch Sanh không chần chừ đáp:

- Anh cứ yên tâm giao em.

Nghe vậy, tôi và mẹ vui mừng lắm. Hôm Thạch Sanh đi canh miếu tôi thấp thỏm không thôi. Phần vì cũng cảm thấy có lỗi, thằng bé hiền lành, nhưng rồi nghĩ:" Nó không thay mình thì người chết đêm nay là mình". Trời về khuya, tôi cũng thôi, không nghĩ gì nữa mà tắt đèn đi ngủ.  Vừa thiu thiu ngủ thì bỗng có tiếng gọi của Thạch Sanh:

- Anh ơi.... anh ơi.... anh....

Nghe tiếng gọi, mẹ con tôi nghĩ Thạch Sanh về đòi mạng, ,mẹ con tôi van xin khẩn thiết:

-Em ơi, em sống khôn chết thiêng tha cho mẹ và anh…. Anh xin lỗi…..

Thạch Sanh không hiểu chuyện gì đang xảy ra, bèn phân chần:

- Anh ơi, là em, em đây, em nào đã chết, em là người mà anh

Lúc bấy giờ tôi mới tôi mới tin là Thạch Sanh còn sống. Nhưng làm sao mà nó còn sống trở về được. Chẳng lẽ nó biết được ở miếu có chằn tính, bản thân nó chỉ là thế mạng nên quay về đây trả thù.

- Thế sao chú về sớm thế, anh nhờ chú canh miếu mà.

Nghe hỏi, Thạch Sanh thật thà kể lại chuyện giết chằn tinh, bây giờ mẹ con tôi mới an tâm.  Nhìn con trăn sau lưng Thạch Sanh tôi chợt nghĩ ra kế:

- Trời ơi, con trăn ấy là của nhà vua nuôi đã lâu. Nay em bắt giết nó, tất không khỏi bị tội chết. Thôi, bây giờ nhân trời chưa sáng, em hãy lo trốn ngay đi! Có chuyện gì để mặc anh ở nhà lo liệu!

Sau khi xúi Thạch Sanh bỏ trốn, tôi cùng mẹ hăm hở đem xác chằn tinh lên kinh đô lĩnh thưởng. Tôi được vua khen ngợi và phong làm đô đốc.
Năm đó, Vua có một người con gái đến tuổi lấy chồng nhưng chưa chọn được ai thích hợp, vua cha bèn nghĩ ra cách ném cầu kén rể, ai bắt được cầu sẽ được làm phò mã. Tôi cũng hăm hở đến dự lễ ném cầu này, vì biết đâu tôi lại giành được tú cầu, một bước lên tiên. Nhưng khi công chúa vừa lên lầu chuẩn bị ném cầu thì bị một con đại bàng cắp đi mất. Cả kinh thành náo loạn đi tìm công chúa.
Tôi được đức vua cho nhiệm vụ đi tìm công chúa và hứa sẽ gả con gái, truyền ngôi cho tôi nữa. Nhưng tôi chỉ vừa mừng vừa lo, không biết tìm công chưa kiểu gi cả. Tôi liền nghĩ đến Thạch Sanh, tôi về lại gốc đa năm xưa tìm nó. Thật vui mừng khi nó chính là người bắn trúng con đại bàng. Thạch Sanh còn tình nguyện xuống hang sâu để tìm công chúa. Tôi buộc dây vào thắt lưng hắn, dặn rằng khi vào cứu được công chúa thì hãy lay dây để kéo công chua lên, sau đó sẽ thả dây xuống để cứu em. Khi hắn cứu được công chúa, tôi đã không thả dây xuống cứu hắn nữa mà vít luôn của hang lại đề phòng nó tranh công của tôi.

Thế nhưng, từ lúc công chúa về cung không nói không rằng, vua cha rất lo lắng. Tôi đã mời rất nhiều nhà sư, đạo gia về để lễ tế nhưng không có tác dụng. Một hôm, trong từ trong tù phát ra một tiếng đàn của ai đó. Bỗng công chúa cất tiếng nói và muốn gặp người đánh đàn. Vua liền truyền người đánh đàn vào cung. Trước mặt mọi người tôi đã bị Thạch Sanh vạch mặt, Thạch Sanh vẫn thương tình tôi nên tha cho mẹ con tôi về quê làm ăn. Nhưng giữa đường do giữ lời thề năm xưa lúc kết nghĩa anh em. Tôi đã bị sét đánh chết.

vậy bn có ma nào trả lời ko vậy ???

Mà đã sang nói Tiểu Thư Họ Phạm

4 tháng 11 2016

đug là bn tốt eoeo